VÁN PHỦ VENEER
(Bề mặt veneer Sồi )
(Phủ veneer trên gỗ ghép)
(Bề mặt veneer sồi phủ keo trong)
Veneer là vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực nội thất bản chất là một thành phẩm từ gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi khai thác sẽ được bóc ly tâm thành những lát mỏng từ 0.3mm đến 0.6mm. Chiều rộng tùy thuộc vào kích thước loại gỗ, trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm. Các lát gỗ này sau đó được phơi sấy khô thành những tấm veneer thành phẩm.
Ván phủ veneer là những loại ván được dán trên bề mặt lớp veneer tự nhiên như Veneer Xoan, Veneer Sồi, Veneer Óc Chó, Veneer kỹ thuật....
OKAL: Hay còn gọi là ván dăm, được sản xuất công nghiệp từ những dăm cây nhỏ trộn keo và ép lại thành tấm ván có bề mặt láng phẳng. Okal phủ veneer có ưu điểm là giá thành rẻ nhất nhưng bù lại đồ bền không được cao do tuổi thọ của Okal tương đối thấp.
MDF & HDF: Là những dòng sản phẩm ván gỗ công nghiệp, chúng có bề mặt phẳng và đồng nhất về chất liệu nên rất dễ dàng để phủ lên mình lớp veneer mỏng.
Giá thành của MDF&HDF phủ veneer có giá thành tương đối rẻ trong các dòng sản phẩm được phủ venner nên được sử dụng rộng rãi để làm nội thất văn phòng và nội thất hộ gia đình như hệ tủ áo, kệ sách kệ tivi...
GỖ GHÉP: Cao cấp hơn dòng MDF & HDF phủ veneer chính là dòng sản phẩm gỗ ghép phủ veneer. Bản chât chúng đều là ván gỗ tự nhiên nhưng được sản xuất công nghiệp theo một tiêu chuẩn sản xuất nhất định. Gỗ ghép được ghép theo dạng chồng lên nhau gọi là vàn ép (Plywood) hoặc ghép theo dạng nằm ngang gọi là ván gỗ ghép thanh.
Những loại ván công nghiệp này sau khi đã được làm sạch bề mặt sẽ được dán ván lạng veneer đã lên keo trên bề mặt sau đó đem vào máy ép nhiệt để kết nối hai lớp này với nhau. Ván phủ veneer thành phẩm được chà nhám đánh bóng, làm tinh bề mặt và các góc cạnh trước khi được được đóng kiện và chuyển đến tay khách hàng.
Với sự cạn kiệt dần về nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên thì ván phủ veneer ngày càng được người dùng sử dụng rộng rãi với những ưu điểm như giá thành thấp, dễ thi công và vẫn mang được vẻ đẹp của gỗ tự nhiên và dễ dàng thực hiện những hình dáng phức tạp. Tùy vào quan điểm thẩm mỹ cũng như công năng, khả năng tài chính mà người dùng có thể chọn những loại nền MDF, HDF, Gỗ ghép và những loại veneer khác nhau như Walnut, Xoan, Sồi....
Veneer Xoan Đào
Veneer Sồi
Veneer Walnut